5 bước xây dựng 1 đội nhóm marketing thiện chiến trong 69 phút
Với những người đang tìm cách để xây dựng 1 đội ngũ digital marketing, đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Trong bài viết tôi sẽ cung cấp cách tạo 1 phòng marketing, setup phòng marketing cơ bản nhất để có thể áp dụng vào doanh nghiệp của bạn. Từ những chức năng, các vị trí trong phòng marketing, nên có bao nhiêu nhân sự, tất cả sẽ được tổng hợp dưới đây.
Xây dựng phòng marketing cẩn thận "dính đòn" |
Những gì tôi viết trong bài này phù hợp với xây team marketing làm in-house của một doanh nghiệp thuộc client side hơn. Việc xây dựng 1 team marketing đầy đủ chức năng mà hiệu quả là việc khá đau đầu. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể bắt tay vào làm , áp dụng được luôn.
1. Xác định phòng marketing cần có những vị trí gì, phòng marketing gồm những bộ phận nào
Tôi đã trải nghiệm trong doanh nghiệp nhân sự tầm 1000 người đến công ty dưới 10 người, theo kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng: người quản lý cao nhất của phòng marketing nên là người đã từng trải qua các vị trí. Khi đó họ cũng sẽ tự tuyển dụng các vị trí trong team, và biết cách từng bộ phận nên phối hợp thế nào.
Vậy tóm lại, các nhân sự cần có trong phòng marketing hiện đại ngày nay ( phổ thông nhất) sẽ bao gồm:
Một là trưởng phòng hay leader hoặc “xịn hơn” là CMO (chief marketing officer). Đây là vị trí quan trọng, sẽ định hướng các chiến dịch marketing sẽ đi về đâu, bay cao hay là lao dốc.
Thứ 2 là bộ phận đảm nhiệm nội dung (content)
Thứ 3 là bộ phận về kỹ thuật (technique)
Thứ 4 là nhân sự về booking(đây là bộ phận chuyên đi quan hệ)
Phải biết phòng digital marketing cần chức năng gì thì mới bố trí nhân sự |
Tôi vốn là người làm về digital nên cách setup trên blog Kim Hưng Brand Marketing này của tôi chỉ là định hướng về phòng digital marketing. Với những nhãn hàng lớn họ có nhiều bộ phận khác, như trade marketing, vân vân và mây mây thì tôi không đề cập trong bài viết này.
Cụ thể hơn mỗi bộ phận sẽ gồm những nhân sự đảm nhiệm công đoạn, chức năng gì sẽ được viết cụ thể dưới đây.
2. Xác định người lập kế hoạch, chiến lược marketing
Hay còn gọi là planner, người đảm nhiệm vai trò này sẽ lèo lái công việc marketing doanh nghiệp như 1 vị thuyền trưởng trước bão táp từ trên đổ xuống và đôi lúc từ dưới lên trên.
Ông này sẽ lập kế hoạch, lên chiến lược, quản lý chi tiêu , phân bổ ngân sách vào các hoạt động marketing sao cho hợp lý, tiêu đồng nào đáng giá đồng đó.
Người lập kế hoạch marketing luôn luôn quan trọng |
Ở một số doanh nghiệp đặc thù, nhãn hàng lớn thì vị trí này kiêm luôn làm giám đốc thương hiệu ( brand manager hoặc brand director).
Định hướng được trong giai đoạn tung sản phẩm sẽ phải làm gì, hoặc trong giai đoạn 3 tháng hay 6 tháng, hoặc 1 năm v.v… đó là những trọng trách khó khăn mà CMO hay trưởng phòng marketing phải làm. Nếu định hướng sai, những chi phí truyền thông sau này sử dụng sẽ hoàn toàn lãng phí.
Trưởng phòng marketing sẽ đưa ra chỉ tiêu KPI cho từng nhân sự và cũng là đầu mối chịu trách nhiệm mảng marketing trước ban quản lý, giám đốc. Đầu tháng, đầu quý, hoặc đầu năm, họ sẽ trình bản kế hoạch và xin ngân sách từ ban điều hành trên. Cuối tháng, cuối quý hay cuối chiến dịch marketing sẽ tổng hợp đưa lên trên đánh giá hiệu quả, để điều chỉnh, tối ưu.
Ngoài ra người lên kế hoạch này phải có kinh nghiệm về ngành, thông thạo, giỏi vài kênh truyền thông, quảng cáo để có thể quản lý, đánh giá được hiệu quả cũng như hỗ trợ được nếu cấp dưới gặp khó khăn.
Tóm lại planner là 1 vị trí siêu quan trọng, khi tuyển thì không thiếu, nhưng tuyển nhầm người thì … tôi thấy đầy.
3. Xây dựng bộ phận làm nội dung marketing (content)
1 trong những sai lầm phổ biến ở Việt Nam là cứ nghĩ đến content là tự động hiểu là người viết bài.
Vâng. Điều đó sai thực sự.
Nói chung là ngoài viết viết viết và viết thì còn rất nhiều dạng content khác.
Nếu chưa biết lập kế hoạch và thực hiện làm content marketing thì bạn phải đọc ngay bài hướng dẫn làm content marketing này
Nếu chưa biết lập kế hoạch và thực hiện làm content marketing thì bạn phải đọc ngay bài hướng dẫn làm content marketing này
Ở nhóm sản xuất nội dung này thì cần có vị trí copywriter, designer và video editor.
Copywriter
Đây là người đảm nhiệm về phần text, concept, script trên các nền tảng, kênh truyền thông. Copywriter sẽ sáng tạo nội dung ( hoặc không thích sáng tạo thì đi copy rồi viết lại hay hơn) , nghĩ ra những tagline, thủ pháp viết bài, lên concept v.v...
Thông thường, người copywriter thời digital sẽ thông thạo bài viết website, nội dung fanpage, landingpage, text trên ảnh, viết mẫu quảng cáo, kịch bản viral video v.v... Sắp tới blog Kim Hưng Brand Marketing sẽ viết 1 bài về nghề copywriter để nói rõ hơn về nghề này.
Copywriter thì mỗi người sẽ có 1 thế mạnh trên 1 platform. Và đừng nghĩ là 1 người họ có thể viết được về nhiều ngành. Với nhiều ngành đặc thù thì tuyển được người có kiến thức nền về ngành rất khó vì rất hiếm.
Có nhiều doanh nghiệp outsource vị trí này nhưng theo tôi thì người inhouse sẽ làm tốt hơn. Vì về lâu về dài, copywriter sẽ hiểu khách hàng, hiểu sản phẩm hơn, do đó họ sẽ làm nội dung sát và đúng mục đích hơn.
Những copywriter huyền thoại |
Designer
Ông này sẽ hỗ trợ, hỗ trợ người viết bài làm content, cả 2 có thể cùng hội ý lên ý tưởng cho chiến lược nội dung.
Designer đảm nhiệm làm ảnh chạy quảng cáo, landingpage, banner, v.v...
"Nhà thiết kế" cũng quan trọng không kém người đảm nhiệm công việc viết. Họ phải đảm bảo mặt thẩm mỹ, thiết kế chuyên nghiệp, giữ được nhận diện thương hiệu và vẫn truyền tải được thông điệp truyền thông do ông copywriter nghĩ ra, hoặc đạt được mục đích của chiến dịch marketing.
Thiết kế chuyên nghiệp làm khách hàng yêu thích thương hiệu hơn |
Với nhiều doanh nghiệp vị trí designer này hay được outsource ( thuê ngoài). Nếu khối lượng thiết kế không thường xuyên, điều này phụ thuộc vào chiến lược của ông lập kế hoạch, thì có 1 người designer làm việc in-house sẽ không quá cần thiết.
Tôi thấy nhiều bên thuê người vị trí này để tiết kiệm chi phí, có thể thuê 1 bạn freelance hoặc agency.
Video editor
Công việc làm nội dung không thể thiếu video. Khi bạn cần 1 video chạy quảng cáo facebook, video sự kiện làm tự liệu truyền thông v.v... nhiệm vụ chỉnh sửa cho video nhìn chuyên nghiệp là điều bắt buộc. Người chỉnh sửa video sẽ ngồi cùng team marketing lên ý tưởng và thực thi.
97% video đã giúp khách hàng tăng hiểu biết về sản phẩm hoặc dịch vụ .
76% nói video giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
47% nói rằng nó giúp họ giảm các nhu cầu khách hàng càn hỗ trợ.
76% nói rằng nó giúp tăng lưu lượng truy cập.
80% marketer nói video tăng thời gian trên trang web của họ.
95% người đã xem video giải thích để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ.
81% người đã bị thuyết phục mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách xem video của một thương hiệu.
69% người đã bị thuyết phục mua một phần mềm hoặc ứng dụng bằng cách xem video.
85% người nói rằng họ muốn xem nhiều video hơn từ các thương hiệu vào năm 2018.
76% nói video giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
47% nói rằng nó giúp họ giảm các nhu cầu khách hàng càn hỗ trợ.
76% nói rằng nó giúp tăng lưu lượng truy cập.
80% marketer nói video tăng thời gian trên trang web của họ.
95% người đã xem video giải thích để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ.
81% người đã bị thuyết phục mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách xem video của một thương hiệu.
69% người đã bị thuyết phục mua một phần mềm hoặc ứng dụng bằng cách xem video.
85% người nói rằng họ muốn xem nhiều video hơn từ các thương hiệu vào năm 2018.
Từ những số liệu thông kê của Hubspot bên trên, rõ ràng là video editor cần trong thời thế hiện nay.
Nếu trong bản kế hoạch marketing lâu lâu mới phải làm video 1 lần, như 3 4 tháng 1 lần, thì có thể outsource phần này, không cần thiết phải có người quay, hay chỉnh sửa video in-house. Vì nếu build in-house mà lượng công việc làm không nhiều thì cũng khá lãng phí.
Những video đem lại giá trị hoặc viral đều tuyệt vời trong công cuộc làm marketing |
Ngoài ra có thể tuyển 1 bạn designer có khả năng chỉnh sửa video cũng giúp cho phòng marketing hoàn chỉnh và tiết kiệm hơn.
4. Xây dựng bộ phận đảm nhiệm kỹ thuật (technique)
Kỹ thuật với digital thường gồm có : người làm SEO, quảng cáo, CRM, email marketing, kỹ thuật web v.v...
Seoer
Làm dgital marketing thì gần như SEO là kênh khó bỏ qua. Tại sao? theo 1 nghiên cứu của Neilpatel.com chỉ ra rằng:
Ngân sách marketing được doanh nghiệp thế giới phân bổ thế nào. Nguồn: Neil Patel
|
Ta thấy rõ ràng các công ty toàn cầu hiện nay dành rất nhiều tiền cho paid ads, như google ads, facebook ads.
Tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng. Nguồn: Neil Patel |
Tỉ lệ chuyển đổi thì Google ads và facebook ads vẫn là hàng đầu. Không ai có thể phủ nhận điều này.
Tỷ lệ ROI của SEO/content marketing là cao nhất. Nguồn: Neil Patel |
Nhưng đặc biệt ở đây, ROI (return of investment) của SEO/content marketing (SEO và content marketing hiện nay không thể tách rời, chúng y như là cá với nước vậy) mới là đem về cho doanh nghiệp nhiều nhất, tốt nhất. Tức là SEO/content marketing là kênh mà bỏ ra ít mà thu lại được nhiều nhất cho doanh nghiệp.
SEO/content marketing không phải có tỉ lệ chuyển đổi cao như 2 kênh paid ads kia, nhưng giá trị lâu dài đem về hơn cả mức gấp đôi. Tôi tin vào những con số của những nghiên cứu của nước ngoài.
Không dám chắc về tương lai của SEO hay các kênh digital marketing khác sẽ có còn như này hay không, nhưng hiện tại chúng ta nên có đầu tư cho SEO.
Hoặc nếu không tự xây, ta có thể thuê ngoài. Công ty làm dịch vụ SEO ở Hà Nội và Sài Gòn rất nhiều. Nhưng về lâu dài, để bảo mật những thông tin của công ty thì tôi vẫn thích có 1 team SEO in-house ( đây là ý kiến cá nhân, ai thấy thuê ngoài tiện và hợp thì cứ làm nhé)
Đọc ngay bài viết về 20 niềm tin sai trái trong SEO mà nhiều marketer mắc phải
Advertiser
Bây giờ chạy quảng cáo rất phổ biến, facebook với google ads là 2 kênh chủ yếu, ngoài ra cũng có nhiều kênh quảng cáo khác. Nếu làm tốt paid ads có thể tạo ra doanh số ngay lập tức.
Tuyển 1 nhân sự chạy quảng cáo cũng rất dễ. Tuỳ vào sản phẩm, người planner sẽ định hướng nên ưu tiên ngân sách cho kênh paid ads nào.
Phòng marketing sẽ cần ít nhất 1 người chạy quảng cáo facebook hoặc google, hiện nay còn có thêm quảng cáo Cốc Cốc, zalo v.v... Nếu tuyển được người chạy tốt cả nhiều kênh thì sẽ còn tuyệt vời hơn. Nhưng phần lớn những người giỏi quảng cáo, tôi thấy họ thường chuyên 1 kênh thôi.
Quảng cáo facebook cần những hình ảnh ấn tượng và cả nội dung viết lôi cuốn |
Nhân sự chạy quảng cáo sẽ phải tính toán, xem xét xem liệu các chiến dịch quảng cáo có thu lại lợi nhuận, hay thu về khách hàng có chất lượng hay không.
Người chạy quảng cáo nên có khả năng tối ưu content quảng cáo. Lí do là khi phân công 1 người làm nội dung, 1 người chạy quảng cáo, nhưng khi chiên dịch quảng cáo kém, không đáp ứng được mục tiêu, thì sẽ xảy ra tình trạng "đổ lỗi". Người làm nội dung bảo người kia chạy quảng cáo kém, còn người chạy quảng cáo sẽ bảo rằng content này không tốt.
Vậy vị trí này có thể thuê ngoài không? Dĩ nhiên là có. Việc thuê ngoài, freelancer hoặc agency sẽ cam kết về lead (CPL), tương tác (CPE), hiển thị (CPM) v.v.. Tuỳ với doanh nghiệp và sản phẩm để có đưa ra phương án chọn thuê ngoài hay tự làm, không có cái gì áp đặt được như công thức ở đây cả.
Coder
Người coder sẽ đảm nhiệm những công việc về code website, landingpage, họ hỗ trợ người làm SEO, quảng cáo và các bộ phận khác trong phòng marketing. Và Blog Kim Hưng Brand Marketing này mình chỉ tập trung nói về marketing là nhiều.
Coder luôn cần thiết để hỗ trợ |
Phổ biến hiện nay coder thường thuê ngoài chứ không cần 1 người in-house. Nhưng tuỳ vào sản phẩm, doanh nghiệp, đôi lúc cần có 1 người hoặc 1 team để đảm bảo khối lượng công việc lớn.
5. Nhân sự đảm nhiệm booking, event
Luôn cần người đảm nhiệm chức năng đi booking. Họ sẽ có quan hệ với báo chí, đặt những bài viết PR trên báo, trên các hot fanpage hoặc liên hệ book KOLs, liện hệ đơn vị tổ chức sự kiện v.v...
Booking báo chí thời digital |
Trong phòng marketing hiện đại, tuỳ vào khối lượng công việc, đôi lúc người trưởng phòng, CMO có thể đảm nhiệm booking này luôn. Trừ khi khối lượng công việc quá nhiều, thì mới cần 1 nhân sự riêng biệt chuyên làm công việc này.
Với những doanh nghiệp liên tục phải tổ chức sự kiện, sẽ cần 1 người hoặc 1 team tổ chức event in-house.
Ngoài ra, luôn cần 1 vị trí dạng như customer service. Họ sẽ trực trả lời comment, inbox trên fanpage, trả lời box chat trên website, hoặc gọi điện trả lời khách hàng v.v... Vậy tại sao lại cần vị trí này trong phòng digital marketing? Thời đại hiện nay khi giao tiếp trao đổi với khách hàng luôn cần sự phối hợp giữa offline và online. Khi có nhân sự đảm nhiệm vị trí này ngay sát bộ phận marketing sẽ giúp cho sự phối hợp, hỗ trợ nhau dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều. Sự trao đổi trực tuyến với khách hàng sẽ mang tính tương tác cao, tạo trải nghiệm tốt hơn khi mua sản phẩm, dịch vụ.
Tuỳ vào khối lượng công việc, với những sản phẩm phải thường xuyên tư vấn qua facebook với lượng lớn công việc
Kết luận
Những chức năng kể trên của 1 phòng marketing hiện đại là điều cần phải trang bị. Tuỳ vào quy mô công ty, khối lượng công việc, có thể bố trí 1 người người kiêm 2 nhiệm vụ hoặc 1 người chỉ đảm nhiệm được 1 thôi.
Ví dụ về việc kiêm thêm:copywriter có thể biết chút kỹ năng photoshop để design những cái không quá phức tạp. Hoặc chuyên viên chạy quảng cáo facebook thì có thêm khả năng về viết nội dung quảng cáo, hoặc curation content để chăm sóc fanpage, group.
Ta luôn muốn tìm những người có thể làm nhiều thứ để có thể tiết kiệm được kinh phí nhân sự. Nhưng phần lớn những người giỏi 1 kênh gì đó họ sẽ rất chuyên ( có số ít người giỏi nhiều thứ). Tôi đã từng gặp những người về code website họ rất giỏi, dạng web gì sếp muốn cũng làm, nhưng họ không hề biết về SEO, mặc dù là công việc khả liên quan. Hoặc người chạy quảng cáo google ads rất tốt nhưng facebook họ chỉ biết sơ cơ bản.
Tóm lại người planner cũng nên phải biết về tuyển dụng để tuyển được người phù hợp lấp vào các vị trí.
Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan về từng vị trí, nhiệm vụ phải đảm nhiệm của từng nhân sự phòng marketing. Những thắc mắc bạn có thể comment hoặc nhắn câu hỏi cho tôi.
Your Affiliate Money Making Machine is waiting -
Trả lờiXóaAnd getting it running is as simple as 1, 2, 3!
Follow the steps below to make money...
STEP 1. Input into the system what affiliate products the system will promote
STEP 2. Add some PUSH BUTTON TRAFFIC (it ONLY takes 2 minutes)
STEP 3. See how the system explode your list and upsell your affiliate products for you!
Do you want to start making money??
Check it out here
feccelMhepa-1992 Mayra Tello https://marketplace.visualstudio.com/items?itemName=0capnecrebpo.Descargar-Zenge-gratuita-2021
Trả lờiXóatremgarthnisur
hoslibsuppchi Nicole Morales click here
Trả lờiXóaclick
click here
https://colab.research.google.com/drive/1RWDQyT3r9tWJWbaLZTY74aVesKZXzIwr
huiflatbuke
NdustrueQcoe-zu Jamie Smith Link
Trả lờiXóasoftware
hotlisere