Kim Hưng

"Nếu bạn cảm thấy quá bế tắc, hãy copy đối thủ và làm tốt hơn họ"

Xem thêm nhiều bài blog về marketing của Hưng

20 LỜI ĐỒN HOANG ĐƯỜNG nhất quả đất về SEO mà ai làm marketing hay mắc


Google luôn cập nhật và người làm marketing sẽ luôn phải học cách sống chung. Đúng hơn là sống sao cho vừa cả 3 bên, từ người dùng, người làm SEO và Google. Để tìm cách SEO một website lên top và có lượng traffic miễn phí, mỗi người làm marketing bắt buộc tự đọc thêm để biết những cái mới phù hợp và quan trọng cho chiến lược SEO

Có khá nhiều nguồn kiến thức và thông tin, mọi thứ thay đổi mỗi năm, những kiến thức lỗi thời sẽ thành những lời đồn định hướng sai ấy khiến công sức, tiền bạc bỏ ra đầu tư cho SEO lãng phí.

Hoà theo không khí SỢ SAI ... tôi xin được phép bắt đầu để không tốn thêm 1 giây phút nào của bạn nữa. Hãy tham khảo những lưu ý sau của Hubspot. Tuy không đánh đồng tất cả mọi người đều mắc những hiều lầm trong bài viết này, nhưng bạn sẽ có 1 bản update khá đủ để có thể làm SEO tốt hơn

Let's go

Chuyện cổ tích 1: "Tôi phải submit trang web của mình cho Google"

Khi bạn thực hiện 1 truy vấn trên Google, bạn không thực sự tìm kiếm Trang web. Bạn đang tìm kiếm 1 trang được Google index.

Nhờ con "bọ" của Google bò vào web và đi theo những link của trang đó và tìm nạp các trang được trỏ đến. 
Chuyện kể rằng chúng ta phải gửi trang web của mình đến Google để đưa mình xuất hiện trên kết quả tìm kiếm (hoặc được xếp hạng) 

Điều này hiện tại thực sự không còn cần thiết!



Công cụ tìm kiếm bá đạo như Google luôn có thể tìm kiếm trang web của bạn mà không cần bạn phải submit. Video trên của Google giải thích chính xác cách thức hoạt động và lí do tại sao lại như vâyh.
Ngay cả khi bạn gửi trang web của bạn cho Google hay không thì chẳng đảm bảo bất cứ điều gì.
 

Trình thu thập dữ liệu (con bọ của Google) sẽ giúp tìm trang web của bạn và index nó. Vì vậy đừng
lo lắng "thông báo" Google về trang web của bạn.

Chuyện cổ tích 2: “Có nhiều link thì tốt hơn là có nhiều content”

Hồi trước mọi người được khuyên hãy tạo nhiều link nhất có thể mà không cần phân tích linking domain. Bằng cách này, trang web của bạn chắc chắn để xếp hạng cao hơn. Building link vẫn là một phần rất quan trọng của các yếu tố xếp hạng. Nó là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng hàng đầu.
kim hung Có nhiều link thì tốt hơn là có nhiều content
Có nhiều link  thì có tốt hơn là có nhiều content?
Khi Penguin 2.0 được phát hành vào tháng 5 năm 2013, tất cả điều này đã thay đổi.
 

Ngày nay, điều quan trọng là phải tập trung vào chất lượng của các link bạn đang có được, thay vì số lượng.

Ta nên tập trung vào việc tạo những link có mức độ liên quan và có nguồn đa dạng.

Chuyện cổ tích 3: “HTTPS cho website không quan trọng đối với SEO"

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng một số URL bắt đầu bằng “http: //” trong khi các URL khác bắt đầu bằng “Https: //” ví dụ như trang blog  https://kimhungbrandmarketing.blogspot.com/ của mình.

Có lẽ bạn nhận thấy rằng "s" bổ sung khi bạn đang duyệt các trang web yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm, như khi bạn thanh toán online.

Nói một cách đơn giản, "s" bổ sung nghĩa là kết nối của bạn với trang web đó được mã hóa
để hacker không thể truy câp dữ liệu của bạn. 


"S" được gọi là SSL, viết tắt của Secure Sockets Layer.


Vào tháng 8 năm 2014, Google đã thông báo rằng họ đã bắt đầu sử dụng HTTPS làm tín hiệu
trong thuật toán xếp hạng của họ. Dẫn chứng xem tại đây


Hiện tại nếu trang web của bạn vẫn dựa vào trên HTTP tiêu chuẩn, thứ hạng của bạn có thể bị ảnh hưởng.
kim hưng Https được người dùng và Google ưa thích
Https được người dùng và Google ưa thích


Google đã công khai tuyên bố rằng hai trang web nếu bằng nhau trong kết quả tìm kiếm, nếu một người đã bật SSL, nó có thể nhận được một chút tăng hạng để vượt lên. Chưa kể đến, có tới 85% số người nói rằng họ sẽ không tiếp tục duyệt nếu trang web không an toàn.

Chuyện cổ tích 4: "SEO là tất cả về xếp hạng ( ranking)"

Xếp hạng cho cái gì?
 

Thay vì ám ảnh về xếp hạng thì hãy ... CÓ ÍCH - sau đó người dùng sẽ "phê" mà chia sẻ nội dung của bạn.

Mặc dù có sự tương quan chặt chẽ giữa vị trí kết quả tìm kiếm và tỷ lệ nhấp, xếp hạng không phải là mục tiêu cuối cùng mà nó từng là.


 Có nghiên cứu về tỷ lệ nhấp và hành vi của người dùng đã cho thấy rằng người tìm kiếm ưu tiên các kết quả tìm kiếm hàng đầu - đặc biệt là ba danh sách hàng đầu. Tuy nhiên khi hiển thị trên các trang tiếp theo thì hành vi nhấp chuột cũng tương tự.


Thứ hạng KHÔNG đảm bảo thành công.
 
SEO là tất cả về xếp hạng

SEO không chỉ là về xếp hạng


Về mặt lý thuyết, bạn có thể xếp hạng khá tốt cho một thuật ngữ, nhận được tấn traffic, và không
kiếm một xu từ nó. 


Đó là những gì người làm marketing thực sự muốn? Chắc chắn là không rồi.

Có một quan niệm sai lầm lớn: rằng thứ hạng cao hơn có nghĩa là traffic tìm kiếm nhiều hơn. Nó
đúng là mọi người sẽ thấy trang của bạn trong kết quả tìm kiếm, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ nhận được nhiều click về hơn. 


Lí do cho trường hợp ấy, là do:

1. Bạn đang cố gắng SEO các từ khóa không liên quan đến ngành nghề của bạn. Để giải quyết vấn đề này, hãy đảm bảo tiến hành nghiên cứu từ khóa cho SEO thật tốt.


2. Thẻ meta description của bạn đọc thấy chán òm, không cũng cấp thông tin cần thiết cho người dùng.


3. Kết quả hàng đầu có thể là Featured snippet, có thể thu hút nhiều click hơn kết quả thường. Để giải quyết vấn đề này, hãy thực hiện đảm bảo nội dung của bạn được xếp hạng trên Trang 1 và được cấu trúc tốt.

Chuyện cổ tích 5: “Thẻ Meta description có tác động lớn đến thứ hạng tìm kiếm”

Thẻ meta description giải thích ngắn gọn nội dung của các trang web. Bạn đã thấy chúng trước đây trên công cụ tìm kiếm của Google (SERPs). Nó chính là đoạn text được sử dụng làm đoạn trích xem trước.

Năm 2009, Google đã thông báo rằng thẻ meta description không phải yếu tố xếp thứ hạng tìm kiếm. Nguồn xem tại đây


Tuy nhiên, để nói rằng những mô tả này không quan trọng đối với SEO thì không đúng. 


Ngược lại, trên thực tế thẻ Meta description thuyết phục người tìm kiếm rằng trang của bạn đáng để click vô đọc. 

Và vào tháng 12 năm 2017, Google đã thông báo rằng nó sẽ tăng độ dài của các mô tả meta để cho phép thêm các đoạn mô tả. Mặc dù mô tả meta có thể không ảnh hưởng đến xếp hạng nhưng chúng ảnh hưởng CTR. Và thuật toán Google thì ưu ái cho ai nhận được nhiều click.

Thẻ meta description có nội dung liên quan và hấp dẫn cũng chính là sự khác biệt giữa trang của bạn và những web khác.

Chuyện cổ tích 6: “Có Pop-up luôn làm hại xếp hạng của trang web”

Làm inbound marketing thì luôn quan tâm đến việc tạo trải nghiệm tốt cho khách truy cập trang web. Đồng thời, ta cũng phải tạo khách hàng tiềm năng (leads).  Để giúp tối ưu tạo ra leads bạn thường tạo ra những pop-up với bảng điền form.

Google không phạt tất cả các pop-up. Ví dụ: Pop-up bật lên mà người dùng thiết bị di động phải loại bỏ trước khi có thể truy cập vào nội dung chính của trang sẽ khiến bạn gặp rắc rối với Google. 

Còn đôi với Pop-up sử dụng hợp lý lượng không gian màn hình và không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động thì hoàn toàn không vấn đề gì.

Pop-up nên dùng theo cách hữu ích thay vì gây rối, Pop-up có thể một phần rất tốt của chiến lược inbound của bạn. 

Hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp một cái gì đó có giá trị và có liên quan đến những người truy cập trang web và đặt đún gvào bối cảnh những gì người dùng đang làm để không làm hỏng trải nghiệm người dùng. Ví dụ như điền form để nhận ebook hoặc điền form thì sẽ được tặng 1 món quà gì đó v.v...

Chuyện cổ tích 7: "Tối ưu hóa keyword là đủ cho SEO"

Trước đây bạn phải viết nội dung của mình với mật độ các từ khóa nhất định. 

Nhưng bây giờ, Google sử dụng RankBrain, đó là công nghệ máy học, là thuật toán. RankBrain có thể nhận biết chủ đề từ khóa có liên quan với nhau.
 

RankBrain sử dụng trí thông minh nhân tạo để nhúng một lượng lớn ngôn ngữ viết vào các thực thể toán học. 

Nếu RankBrain thấy một từ hoặc cụm từ không quen thuộc, máy có thể đoán trước những từ hoặc cụm từ có thể có nghĩa tương tự và thay đổi kết quả phù hợp, làm cho nó hiệu quả hơn trong việc xử lý các truy vấn tìm kiếm chưa từng thấy.
 
Google sẽ luôn thích phạt mấy ông nhồi keyword quá đà. Vậy nên bạn hãy viết sao cho xuôi và chỉ nhắc keyword khi nào liên quan thôi. Với mình thì mình viết cái blog kimhungbrandmarketing này còn chả theo keyword luôn (nổi hứng lên viết thì mò vào cái blog tạo từ đời nào để viết thôi)

Tối ưu hóa keyword là đủ cho SEO
Tối ưu keyword là không đủ

Chuyện cổ tích 8: "Từ khóa cần phải là cụm từ chính xác."

Từ khóa không cần lặp lại nguyên văn trong suốt một đoạn nội dung.

Trong dòng tiêu đề, đặc biệt, bạn muốn sử dụng  keyword theo cách có ý nghĩa nhất với người dùng của bạn. Mục đích là viết một tiêu đề sao giải thích rõ ràng phần nội dung là gì.
 

Không có gì tệ hơn có một dòng tiêu đề được cài cắm từ khoá vụng về hoặc lặp lại một cụm từ khóa chẳng mang tính bổ sung ý nghĩa.

Quy tắc này không chỉ áp dụng cho tiêu đề, mà còn áp dụng nội dung trên trang. Mục tiêu đúng là đưa nội dung hữu ích cho người đọc, không phải chỉ để thông báo cho bộ máy tìm kiếm là nội dung này cần "đẩy top".

Chuyện cổ tích 9: “Thẻ H1 là yếu tố quan trọng nhất trên trang.”

H1 vẫn quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố quan trọng nhất.

 Thực sự không quan trọng thẻ tiêu đề nào bạn sử dụng, miễn là bạn giới thiệu các khái niệm quan trọng trước và gần hơn với Đầu trang. 


Ghi nhớ rằng ta đang tối ưu hóa page cho người dùng, có nghĩa là phải muốn nói với họ càng sớm càng tốt về trang của bạn thông qua một mục tiêu đề rõ ràng.

Chuyện cổ tích 10: “Homepage phải có thật nhiều content”

Bạn đã bao giờ đi qua một trang chủ quá nhiều nội dung mà chả liên quan?

Hoặc một trang chủ với hầu như không có bất kỳ nội dung nào cả? 

Trang homepage là bộ mặt doanh nghiệp của bạn. Khi người dùng vào đến đây thì đây là cơ hội của bạn để tạo ấn tượng mạnh mẽ và truyền tải những gì hay ho nhất, đặc biệt nhất.

Nội dung homepage của bạn phải đủ để làm rõ bạn là ai, bạn làm gì, bạn sống ở đâu, đề xuất giá trị của bạn và điều hướng những gì khách truy cập nên làm gì tiếp theo. 


Ít nhất người dung không bị lẫn lộn hoặc cảm thấy thiếu sự tin tưởng, thiếu thông tin cần phải biết.
 Homepage cần content đủ chứ đừng thừa
 Homepage cần content đủ chứ đừng thừa

Chuyện cổ tích 11: “Website càng có nhiều page càng tốt.”


Một số người có quan niệm rằng nếu bạn có nhiều trang hơn, bạn sẽ nhận được thêm traffc vào trang web của bạn. 


Cũng giống như xây link, tạo nội dung để có nhiều trang hơn là không đủ. 

Hãy chắc chắn rằng ta đang tập trung không chỉ trên số lượng mà còn về chất lượng.

Nếu bạn không có nội dung tốt, bạn sẽ không xếp hạng tốt và tất cả các trang bạn đã tạo sẽ không giúp bạn lên top.

Thật không may, những người cố gắng để có rất nhiều trang trên trang web của họ cũng có xu hướng bỏ qua chất lượng của nội dung đó - và thực tế, nó rất khó để phấn đấu cho cả hai. 


Được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2011, thuật toán Panda của Google đã được
ngày càng phát hiện được nội dung không hữu ích cho người dùng. Nguồn Search engine land
 

Ngày nay, nếu bạn có nội dung "kém tắm" trên website thì rất có khả năng cao bị phạt. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đang tạo nội dung tuyệt vời mà người dùng muốn đọc.

Chuyện cổ tích 12: “UX tốt chỉ là yếu tố thêm, không phải là yêu cầu bắt buộc”

Trải nghiệm người dùng tốt quan trọng hơn bao giờ hết.
 

Nó có ý nghĩa đặc biệt.Vì nếu Google đưa người dùng đến một trang web, họ muốn đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt trên trang đó. Google cũng là một doanh nghiệp, do đó họ muốn làm hài lòng người dùng của họ. Cần đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm tốt trên trang đó để giữ mọi người quay lại Google.
 

Để cải thiện trải nghiệm người dùng trang web của bạn, hãy tập trung vào thời gian tải trang, tỷ lệ thoát, thời gian trên trang (dwelling time) , lượt xem trang trên mỗi lượt truy cập và thời gian người dùng cuộn xuống trang.

 UX quan trọng
UX quan trọng

Miễn là bạn thỏa mãn mục tiêu tạo nội dung chất lượng mọi người  yêu thích, nội dung của bạn sẽ  thỏa mãn các thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm


Đồng thời cũng làm traffic tự nhiên đi lên ( ai yêu thích hay thoả mãn nội dung blog kimhungbrandmarketing này thì comment mình biết nhá)

Chuyện cổ tích 13: “SEO local không còn quan trọng nữa”

Nếu bạn là doanh nghiệp địa phương, SEO local nó sẽ giúp bạn được tìm thấy bởi những người ở vị trí gần quanh và có nhiều khả năng mua từ bạn hơn.

Vào tháng 7 năm 2014, Google đã thực hiện việc phát hành thuật toán Pigeon. Dẫn chứng có thế đọc tại đây.

Chuyện cổ tích 14: “Google sẽ không bao giờ biết nếu có các trang web xấu liên kết với tôi. "

Vấn đề là Google biết mọi thứ. Đừng cố lừa Google.

Nếu bạn biết bạn có các trang web xấu link tới bạn, đừng quá lo lắng.

Hãy chắc chắn là kịp thời disavow chúng.

Chuyện cổ tích 15:“Hình ảnh không cần bất kỳ tối ưu nào”.

Công cụ tìm kiếm không thể xem hình ảnh trên trang web, vì vậy điều quan trọng là tối ưu thẻ alt và
tên file để đảm bảo Google biết những hình ảnh này nói về cái gì.  

Nếu không tối ưu, bạn sẽ mất cơ hội lớn để hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
 

 Google cũng khuyên bạn nên cung cấp tiêu đề mô tả và caption cho hình ảnh của bạn, vì vậy hãy viết chúng thật liên quan.



Tối ưu hoá hình ảnh rất cần thiết
Tối ưu hoá hình ảnh rất cần thiết

Các loại hình ảnh mà Google có thể index bao gồm BMP, GIF, JPEG, PNG, WebP và SVG.

Vì vậy hãy đảm bảo chỉ sử dụng các loại hình ảnh này trên trang web của bạn để Google có thể index.

Đặt tên cho hình ảnh của bạn sẽ làm rõ ràng chỉ ra hình ảnh đó là gì, chứ không phải là một cái gì đó giống như abcxyz8435.jpg. Từ khóa quan trọng là nằm ở đây đấy!

Chuyện cổ tích 16: “Featured snippet là cái gì mà phải quan trọng hoá lên”

Trong vài năm qua, Google đã tinh chỉnh cách hiển thị kết quả người dùng. Cụ thể, Google đã tăng số lượng  Featured snippet hiển thị cho các truy vấn.
 
Featured snippet được hiển thị trong một số trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs), thường
khi truy vấn dựa trên câu hỏi đang được tìm kiếm.  

 Featured snippet hiển thị nội dung từ bên trong một trong trang trả lời trực tiếp câu hỏi được tìm kiếm mà không cần người dùng phải truy cập vào trang thực tế.
 
Nếu bạn không tối ưu hóa Featured snippet nội dung của bạn có nguy cơ mất rất nhiều nhấp chuột trong SERP - ngay cả khi bạn đang xếp hạng # 1 trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.
   
Nói cách khác, đoạn trích nổi bật đôi lúc đánh cắp các nhấp chuột từ kết quả tìm kiếm số 1.

Chuyện cổ tích 17: "Không cần tối ưu hóa cho thiết bị di động."

Vào mùa xuân năm 2015, Google đã có cập nhật thuật toán được gọi là “Mobilegeddon” đã mở rộng việc  Google coi sự  thân thiện với mobile như một tín hiệu xếp hạng.

Bản cập nhật ưa thích cho các trang web thân thiện với thiết bị di động và phạt những người không được tối ưu hóa cho thiết bị di động trong kết quả tìm kiếm.
 
 
Sau khi Hubspot phân tích hơn 15.000 trang web, đây là kết quả: Trang web không được tối ưu hóa thiết bị di động có mức giảm trung bình là 5% lượng traffic tự nhiên.

 Trang của bạn phải thích ứng với khách truy cập và sẽ hiển thị  kích thước hay thu phóng một cách thích hợp để dễ đọc trên bất kỳ thiết bị nào người đó đang sử dụng.
 

Luôn làm trang web hiển thị tốt trên mobile
Luôn làm trang web hiển thị tốt trên mobile

 Kiểm tra xem trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động tại đây

Chuyện cổ tích 18: “SEO là thứ việc có thể giao cho mấy anh IT.”

SEO đòi hỏi một số chuyên môn kỹ thuật. Dù kỹ thuật nhưng người làm code có thể thực hiện công việc đúng chuyên môn của họ hơn. 

 Trong khi có một kỹ thuật của SEO đòi hỏi hơi khác. Vì vậy không phù hợp lắm khi giao toàn bộ dự án SEO cho bộ phận IT hoặc người thiết kế web.

SEO là việc của ai?
SEO là việc của ai?

Tuy nhiên trong quá trình SEO luôn có lúc cần sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn về code web.

Chuyện cổ tích 19: "Domain càng "già" sẽ giúp tôi có xếp hạng cao hơn"

Google có quan tâm không nếu bạn đã đăng ký trang web của bạn vào năm 1900 hoặc 2000  hoặc 2016?  

Chắc chắn là Không.

Họ chỉ quan tâm mức độ mà nội dung của bạn có hữu ích giúp mọi người và có các liên kết kèm với tín hiệu authority hay không.

Nhiều người cho rằng các domain cũ hơn hoạt động tốt hơn trong kết quả tìm kiếm hoặc
được Google đánh giá cao. Tuy nhiên tuổi đời của domain là một yếu tố không đáng kể.

Đối với các trang web mới, tuổi đời của domain cũng quan trọng hơn một chút, vì hầu hết các trang web mới chứa ít nội dung và cần thời gian để họ xây dựng một giá trị cơ sở tài nguyên được Google index.

Chuyện cổ tích số 20 "Chị Google là người thù rất dai "

Bạn bị Google phạt hay bị Tác vụ thủ công, Miễn sửa vấn đề càng sớm càng tốt.

Nếu Google có thể xác nhận bạn đã khắc phục vấn đề thì lệnh phát sẽ được dỡ bỏ.
 

Nhưng liệu là bạn sẽ quay trở lại vị trí trước đó trong kết quả tìm kiếm? Có thể có hoặc có thể không.

Tham khảo video này để hiểu rõ hơn :


Kết bài:

Có lẽ sau khi đọc bài viết này mọi người sẽ biết tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

Hiểu được những sự thật  này sẽ làm cho bạn SEO có hiệu quả hơn.

Túm lại là hãy làm thoả mãn Google và người dùng. Đừng có đánh lừa ai cả, cả Google và người dùng đều rất thông mình. Nếu làm được thì sẽ chẳng sợ 1 thuật toán nào cả hihi Chúc mọi người SEO thành công.


Nguồn: Hubspot.com

Nhận xét

  1. Your Affiliate Profit Machine is waiting -

    Plus, earning money online using it is as simple as 1...2...3!

    Follow the steps below to make money...

    STEP 1. Choose which affiliate products the system will push
    STEP 2. Add PUSH BUTTON traffic (this LITERALLY takes 2 minutes)
    STEP 3. Watch the system grow your list and up-sell your affiliate products for you!

    Are you ready to make money automatically??

    Your MONEY MAKING affiliate solution is RIGHT HERE

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài phổ biến